Lợn nái đẻ xong tiêm thuốc gì ? cách chăm sóc lợn nái sau sinh 2023

Đối với chủ trang trại chăn nuôi lợn kinh tế, việc chăm sóc và quản lý lợn nái sau sinh là vô cùng quan trọng. Bởi thời điểm này, lợn vừa trải qua kỳ sinh đẻ, sức đề kháng còn yếu và dễ có khả năng nhiễm bệnh, ảnh hưởng tới việc nuôi dưỡng lợn con và duy trì các lứa đẻ sau.

Cùng tìm hiểu xem lợn nái đẻ xong tiêm thuốc gì và bỏ túi cách chăm sóc lợn nái sau sinh 2023 để lợn sau sinh được khỏe mạnh, phục hồi nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài.

lon-nai-de-xong-tiem-thuoc-gi-nong-nghiep-gia-tot.jpg

Lợn nái đẻ xong tiêm thuốc gì?

Hướng dẫn tiêm thuốc cho lợn trước và sau sinh

Bước vào gần giai đoạn sinh đẻ, cơ thể của lợn nái trở nên nhạy cảm, cần tăng cường các chất dinh dưỡng để lợn có thể sinh con và nuôi con. Một trong những cách tốt nhất để lợn nái được khỏe mạnh, có nhiều sữa cho con bú là tiêm thuốc cho lợn trong các thời điểm trước và sau sinh. Cụ thể:

Đối với lợn nái đẻ tự nhiên, trước khi sinh 5 – 8 tiếng cần bổ sung 1 mũi kháng sinh Amox kèm truyền đường và nước vào tĩnh mạch của lợn.

Khi lợn đang sinh được khoảng 5 – 10 con, có dấu hiệu rặn đẻ yếu cần tiêm 1 mũi Oxytoxin và tiến hành thăm khám khi lợn sinh xong.

Lợn nái sinh xong trong 3 ngày liên tiếp cần bổ sung mỗi ngày 1 mũi kháng sinh có Amox và 1 mũi Oxytoxin.

Trong trường hợp lợn đẻ không tự nhiên thì sau sinh 5 ngày liên tiếp vẫn cần duy trì mỗi ngày tiêm Amox và Oxytoxin theo tỉ lệ 1:1.

Lợn nái đẻ xong tiêm thuốc gì?

Tùy vào cách can thiệp của chúng ta trong quá trình sinh đẻ mà lợn có thể mắc một số bệnh như viêm tử cung, viêm vú, tinh thần không ổn định,..

Cần tiến hành tiêm thuốc cho lợn để phòng ngừa các bệnh nêu trên đồng thời nâng cao khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng để lợn nhanh phục hồi

Tiêm thuốc gì khi lợn bị viêm tử cung?

Bệnh viêm tử cung không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của lợn nái cho lứa sau mà còn khiến lợn bị mất sữa, không thể nuôi con dẫn đến thiệt hại kinh tế.

Nắm chắc biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm tử cung ở heo sẽ giúp cho các chủ hộ chăn nuôi kích thích lại được quá trình tăng trưởng, sinh sản tốt ở lợn đồng thời thu về nhiều lợi nhuận khi bán được các lứa lợn sau chất lượng.

Đối với lợn chuẩn bị đẻ, chưa có triệu chứng viêm; nên tiêm phòng 1ml/10kg thể trọng của lợn Amoxisol LA trước 5 – 8 tiếng để giúp lợn phòng ngừa những hệ lụy của viêm tử cung. Sau 1 ngày sinh nở, có thể tiêm nhắc lại lần 2 , thường xuyên quan sát tình trạng mất sữa ở lợn để kịp thời xử lý.

tiem-thuoc-gi-khi-lon-bi-viem-tu-cung-nong-nghiep-gia-tot.jpg

Tiêm thuốc gì khi lợn bị viêm tử cung?

Ngoài quan tâm đến vấn đề lợn nái đẻ xong tiêm thuốc gì, bà con cũng cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại, tạo điều kiện sống thoáng mát, sạch sẽ cho lợn nái sau sinh. Làm thế nào để quản lý nái đẻ thành công sẽ không còn là bài toán khó nếu bạn chú ý đến các biểu hiện của lợn nái sau sinh và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Tiêm thuốc gì khi lợn nái sau sinh bị viêm vú?

Biểu hiện của bệnh viêm vú ở lợn nái sau sinh là bầu vú sưng đỏ và nóng, lợn không cho con bú và thân nhiệt có thể lên tới 40 độ C.

Quan sát tình trạng của lợn nái, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Vệ sinh bầu vú và hai chân sau của lợn bằng dung dịch sát trùng
  • Không nên cho lợn con bú lợn mẹ ở những vùng bị viêm
  • Thực hiện chườm nóng, xoa bóp ở vùng vú bị viêm
  • Tiêm kháng sinh liên tục từ 3 – 5 ngày theo chỉ định của bác sĩ thú y
  • Vệ sinh chuồng trại, giữ máng ăn sạch sẽ
tiem-thuoc-gi-khi-lon-nai-can-con-khong-cho-con-bu-nong-nghiep-gia-tot.jpg

Tiêm thuốc gì khi lợn nái sau sinh bị viêm vú?

Cách chăm sóc lợn nái sau khi sinh?

Thức ăn và cách cho ăn

Khẩu phần ăn của lợn nái sau sinh phụ thuộc phần lớn vào thể trạng của lợn mẹ và số lượng lợn con cần cho bú.

Thông thường, khẩu phần ăn của lợn nái sẽ tăng dần từ ngày thứ nhất, mỗi ngày chênh nhau khoảng 1kg cho tới khi đạt được số kg thức ăn tiêu chuẩn. Trong đó, số kg thức ăn đạt tiêu chuẩn ở lợn sau sinh được tính bằng = 1kg + 0.5 * số lợn con.

Ví dụ lợn nái đẻ 6 con thì:

+ Ngày 1 cho ăn 1kg

+ Ngày 2 cho ăn 2kg

+ Ngày 3 cho ăn 3kg

+ Ngày 4 cho ăn 4kg

Như vậy mới đủ lượng thức ăn cho lợn nái sau khi sinh.

cham-soc-lon-nai-sau-sinh-nong-nghiep-gia-tot

Chăm sóc lợn nái sau sinh

Vệ sinh thú y, chuồng trại

Không chỉ chăm sóc lợn nái từ bên trong mà các yếu tố đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ từ môi trường sống chuồng trại bên ngoài cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng lợn và lối sinh hoạt.

Lợn nái đẻ xong cần được ở trong chuồng trại cao ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp. Nên đặt nguồn nước sạch gần khu chăn nuôi để luôn có nguồn cung cấp dồi dào cho hoạt động vệ sinh chuồng trại và cho heo nái uống nước.

Đối với các dụng cụ chăn nuôi như máng cho heo ăn phải được cọ rửa kỹ càng, đảm bảo nguồn thức ăn rõ nguồn gốc, chất lượng.

Môi trường sống ít bị ô nhiễm sẽ tạo điều kiện cho heo nái chóng hồi phục và sẵn sàng cho lứa mới nhanh hơn, vì thế, bạn cũng cần biết tới giải pháp đánh tan ô nhiễm không khí trong chăn nuôi heo sao cho hiệu quả.

cham-soc-lon-nai-sau-sinh-nong-nghiep-gia-tot

Vệ sinh thú y chuồng trại chăn nuôi

Bài viết trên đây, Chúng tôi đã chỉ ra lợn nái đẻ xong tiêm thuốc gì và một số lưu ý trong chăm sóc lợn nái sau sinh. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn đọc trong quá trình ứng dụng vào chăn nuôi heo hiệu quả.

Gọi điện thoại
0971.680.333
Chat Zalo