Bệnh Do [Mycoplasma Suis] Gây Thiếu Máu Truyền Nhiễm Trên Heo

Mycoplasma suis – gây ra thiếu máu và mất sữa ở heo. Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma suis kí sinh trên và trong tế bào hồng cầu gây tình trạng nhiễm trùng máu toàn thân gây giảm tăng trọng, heo còi cọc, chậm lớn, gây ra thiệt hại lớn đối với năng suất chăn nuôi.

1. Nguyên nhân bệnh mycoplasma suis

Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma suis thuộc giống Mycoplasma gây ra. Có dạng hình cầu hoặc oval, kích thước khoảng 0,8 μm – 2,5 μm. Do Mycoplasma suis kí sinh trên và trong tế bào hồng cầu nên heo bị nhiễm M. suis có tình trạng giảm tỷ lệ và số lượng hồng cầu, nồng độ hemoglobin, glucose và sắt, trong khi nồng độ bilirubin trong máu gia tăng, dẫn đến sự thiếu máu cấp hoặc mãn tính ở heo nhiễm, làm giảm năng suất, gia tăng tỷ lệ nhiễm kế phát, chết do bội nhiễm ở tất cả các nhóm heo nhiễm M. suis (Ritzmann et al., 2009).

vi-khuẩn-Mycoplasma-suis
vi-khuẩn-Mycoplasma-suis

2. Dịch tễ bệnh mycoplasma suis

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi trên heo. Trên các nghiên cứu trên thế giới, tỉ lệ nhiễm sẽ khác nhau tuỳ vào khu vực địa lí và độ tuổi của heo, đặc biệt tị lệ heo nái nhiễm trong các trang trại thường khá cao. Ở Đức, có đến 40,8% trại nhiễm M. suis với khoảng 13,9% heo choai (20 – 30 kg) dương tính với M. suis (CSIRO, 2012), và theo Stadler et al. (2019) tỷ lệ heo con sơ sinh trước khi bú dương tính với M. suis là 14,35%, trong khi có có đến 31,25% heo nái dương tính với M. suis. Trong khi đó tỷ lệ heo dương tính với M. suis tại Úc ở mức rất thấp, chỉ dao động trong khoảng 4,29 – 6,45 % (CSIRO, 2012). tại Pháp đã ghi nhận có đến hơn 50% nái dương tính với M. suis, ở mọi lứa đẻ.

Bệnh lây lan chính qua đường máu, không qua tinh dịch, nước bọt. Đặc biệt giai đoạn đầu heo con theo mẹ – thời điểm thực hiện các thao tác kĩ thuật như bấm nanh, cắt đuôi, thiến heo, chủng vacxin,.. nếu không được vệ sinh sát trùng đầy đủ sẽ là mối nguy cơ làm lây lan bệnh giữa các đàn.

Theo nghiên cứu của Zhongyang et al., (2017) cho thấy tỷ lệ nhiễm M. suis có biến động theo thời tiết, tăng cao hơn vào lúc thời điểm giao mùa, mùa khô. Đây cũng là thời điểm tạo điều kiện thuận lợi cho các côn trùng hút máu sinh sôi nhiều như ruồi, muỗi,….

Các yếu tố stress từ bên ngoài tác động như thời tiết, môi trường, tình trạng sức khoẻ vật nuôi,…. là những yếu tố nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh do M. suis gây ra. Sự lây nhiễm từ bên ngoài vào chủ yếu do việc nhập heo nhiễm vào trong trại.

3. Triệu chứng bệnh mycoplasma suis

Mycoplasma suis tác động chính gây phá huỷ và giảm lượng tế bào hồng cầu gây tình trạng thiếu máu, da nhợt nhạt – đặc điểm đặc trưng của bệnh dẫn đến tác động xấu tới năng suất sinh sản và khả năng dễ nhiễm với các bệnh truyền nhiễm khác. Bệnh thường xuất hiện ở 2 thể: Cấp tính và mạn tính.

3.1 Thể cấp tính

a. Đối với heo con theo mẹ

  • Heo còi cọc, da nhợt nhạt, trắng da, xanh xao, gầy yếu
  • Độ đồng đều thấp, phát triển kém, có nhiều kích thước khác nhau
  • Vành tai có thể có màu tím bầm, sưng phù mí mắt
  • Có thể xuất hiện dấu hiệu yếu chân, heo con run, đi không vững, co giật do hạ đường huyết.
Heo-còi-cọc,-vàng-da,-chậm-lớn
Heo-còi-cọc,-vàng-da,-chậm-lớn
Heo-sưng-mí-mắt
Heo-sưng-mí-mắt

b. Đối với heo cai sữa

  • Mệt mỏi, lờ đờ, giảm ăn, chậm lớn
  • Da và niêm mạc nhợt nhạt, thể trạng xấu, còi cọc, lông xù
  • Thở gấp, thở bụng
  • Hoại tử mỏm tai – mỏm đuôi
Hoại-tử-mỏm-tai-mỏm-đuôi
Hoại-tử-mỏm-tai-mỏm-đuôi
Mycoplasma Suis
Heo còi cọc, chậm lớn, lông xù
Heo-co-giật-do-hạ-đường-huyết
Heo-co-giật-do-hạ-đường-huyết

c. Đối với heo nái

  • Sốt cao 40-42°C, nhịp thở tăng, giảm ăn
  • Thiếu máu, da nhợt nhạt (vàng da), mất sữa
  • Chậm động dục, sảy thai hoặc đẻ non
  • Giảm tỉ lệ phối đạt, rối loạn chức năng sinh sản
  • Heo con sinh ra gầy yếu, còi cọc
Heo-nái-bị-rối-loạn-sinh-sản,-tỉ-lệ-sảy-thai-cao
Heo-nái-bị-rối-loạn-sinh-sản,-tỉ-lệ-sảy-thai-cao
Heo-nái-bị-rối-loạn-sinh-sản,-tỉ-lệ-sảy-thai-cao
Heo-nái-bị-rối-loạn-sinh-sản,-tỉ-lệ-sảy-thai-cao
Heo-nhạt-màu,-niêm-mạc-nhợt-nhạt
Heo-nhạt-màu,-niêm-mạc-nhợt-nhạt

3.2 Thể mạn tính

Việc điều trị bằng kháng sinh không đủ để loại trừ hoàn toàn M. suis khỏi cơ thể heo nhiễm gây nên tình trạng nhiễm mạn tính, heo có thể trạng kém, vàng da, chậm lớn, da khô, lông xù, suy giảm miễn dịch khiến heo dễ mẫn cảm với các bệnh trên đường hô hấp và đường tiêu hoá, tăng chi phí điều trị. Bên cạnh đó, heo bị nhiễm M. suis ở thể cấp sau khi hồi phục hoặc heo lớn nhiễm M. suis thể nhẹ, có thể chuyển sang tình trạng mang trùng, là vật chủ lưu trữ và truyền lây mầm bệnh.

Heo nái: Lượng sữa và chất lượng sữa giảm

4. Bệnh tích bệnh mycoplasma suis

Da và niêm mạc nhợt nhạt do sự phân hủy các tế bào hồng cầu trong máu, sự tích tụ của  các sản phẩm phụ trong gan và  sản xuất một chất gọi là bilirubin.

Da-và-niêm-mạc-vàng
Da-và-niêm-mạc-vàng

Các chỉ số máu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là số lượng hồng cầu, tiểu cầu. Máu loãng, hồng cầu bị biến dạng hình sao, giảm hoặc mất chức năng sinh học.

Ở heo cai sữa, heo choai, có thể xuất hiện bệnh tích loét da ở những vùng rìa tai, đuôi, mõm. Mổ khám có thể ghi nhận được các bệnh tích như: viêm màng và tràn dịch xoang bụng, ngực, bao tim, vách tim mỏng, tim nhão, lách sưng, hạch sưng.

Phổi-sưng
Phổi-sưng, xuất huyết
Tràn-dịch-xoang-bụng,-ngực
Tràn-dịch-xoang-bụng-ngực
Các-hạch-bạch-huyết-bị-phù-nề-và-sưng
Các-hạch-bạch-huyết-bị-phù-nề-và-sưng

5. Chẩn đoán bệnh mycoplasma suis

5.1 Chẩn đoán lâm sàng

Dựa vào triệu chứng run rẩy của heo con sơ sinh. Ngoài ra, còn dựa trên các dấu hiệu da nhợt nhạt và có màu trắng, lông khô, xù, sưng mí mắt, các vết lở loét ở rìa tai, đuôi… ở heo theo mẹ, heo sau cai sữa, heo choai.

5.2 Chẩn đoán phi lâm sàng

Việc chẩn đoán chủ yếu dựa trên việc xét nghiệm xác định sự hiện diện của M. suis trong máu. Để xét nghiệm tìm M. suis cần lấy mẫu máu kháng đông để làm tiêu bản nhuộm Giemsa quan sát tìm M. suis trên tế bào hồng cầu hoặc thực hiện phản ứng PCR để xác định M. suis trong mẫu máu.

5.3 Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác cũng gây triệu chứng vàng da, hoại tử da như bệnh do Leptospira, bệnh liên quan PCV2 (PCVAD – Porcine circovirus associated disease), Glasser, nhiễm độc tố nấm, viêm gan, thiếu máu do thiếu sắt…

6. Kiểm soát bệnh mycoplasma suis

Hiện tại chưa có vắc-xin để phòng bệnh do M. suis. Việc phòng bệnh cần kết hợp các biện pháp quản lý và sử dụng thuốc kháng sinh nhóm tetracyclines (tetracycline, oxytetracycline, doxycycline, chlotetracycline). Do bệnh lây nhiễm qua đường máu và có thể lây truyền từ mẹ sang con, vì vậy để phòng bệnh cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

Kiểm tra tình trạng nhiễm suis ở heo hậu bị trước khi nhập đàn. Heo hậu bị nhiễm phải được điều trị bằng tetracyclines trong vòng 7 – 10 ngày, lặp lại việc điều trị sau 1 tháng.

Sử dụng kim tiêm riêng cho mỗi bầy heo con theo mẹ hoặc cho mỗi cá thể heo sau cai sữa trở đi. Tiệt trùng nghiêm ngặt các dụng cụ cắt rang, cắt rốn, cắt tai.

Quản lý tốt các yếu tố nguy cơ gây tổn thương da của heo: không để heo giành vú, cắn tai, cắn đuôi…

7. Điều trị bệnh mycoplasma suis

Bước 1: Vệ sinh – sát trùng

Phun thuốc sát trùng, phun 1 lần/ngày trong suốt thời gian xử lý dịch.

Sát trùng kỹ dụng cụ: đỡ đẻ, dao, kéo, kìm bấm nanh và phải sát trùng kỹ vết thương hở

Phải chích mỗi heo 1 kim trong trường hợp phải điều trị hoặc chích trong quy trình phòng bệnh

Bước 2: Dùng thuốc (Kháng sinh + bổ trợ)

a. Trên heo con theo mẹ:

  • Tiêm Flodoxy liệu trình 3 ngày liên tiếp, sẽ lặp lại quy trình này sau 2 – 4 tuần
  • Chích bổ sung thêm 1 mũi sắt duy nhất vào ngày đầu điều trị.
  • Bổ sung vitamin nhóm B/B12  Catosal và Vitamin để heo khoẻ mạnh

b. Trên heo nái, heo thịt và heo sau cai sữa

Kháng sinh trộn toàn đàn: Lựa chọn 1 trong các phác đồ dưới đây:

  • Chlortetracycline, Tiamulin
  • Tylosin Tartrate, Doxycycline
  • Doxycycline + Florfenicol

Trộn 2 tuần liên tiếp, sau đó: trộn định kỳ 1 tháng 1 lần (10 ngày/ 1 lần trộn)

Kháng sinh tiêm: Khi chỉ số HBG <100, sử dụng Flo-Doxy liều 1ml/10 kg TT, liệu trình 3 – 5 ngày, hoặc Flo40% liều 1 ml/ 30 kg TT, liệu trình 3-5 ngày.

Cần thiết sẽ lặp lại liệu trình này sau 3 – 4 tuần.

c. Bổ trợ

– Bổ máu, tăng tạo máu: Bổ sung Catosal 1 ml/10 kg TT hoặc VitaminADE liều 1 ml/10 – 20 kg TT/ngày, liệu trình 3 – 5 ngày.

– Trường hợp heo bị hạ đường huyết: trộn VitaminK liều 1 kg/2 – 3 tấn thức ăn hoặc GLUCO K, C 250 g/20 lít nước để tăng lực, bổ sung năng lượng và bổ máu cho heo.

– Với heo nái: trộn Vitamin K, Vitamin Ccho heo nái ăn với liều 3 kg/ tấn thức ăn.

8. Lưu ý

  • Chích mỗi heo 1 kim trong trường hợp phải điều trị hoặc chích trong quy trình phòng bệnh
  • Sát trùng dụng cụ theo từng bầy khi tiến hành cắt nanh – cắt đuôi – thiến hoạn.
  • Không tiêm vaccine bất kỳ trong giai đoạn heo nhiễm M.suis -> tiêm lại vaccine sau khi đã điều trị ổn định.
Gọi điện thoại
0971.680.333
Chat Zalo