Những điều cần biết về stress nhiệt trên heo và cách xử lý hiệu quả

Stress nhiệt trên heo là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh sản và năng suất chăn nuôi heo. Stress nhiệt xảy ra khi nhiệt độ không khí vượt quá nhiệt độ tối ưu cho heo, làm cho heo phải tăng cường hoạt động của hệ thống thích nghi nhiệt để giảm nhiệt độ cơ thể. Trong bài viết này, Farmcare sẽ cung cấp cho bạn những điều cần biết về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý hiệu quả stress nhiệt trên heo.

Stress nhiệt ở heo sẽ gây ra nhiều hệ lụy lớn không phải ai cũng biết

Ảnh hưởng của Stress nhiệt đối với heo

Stress là trạng thái mất cân bằng nội môi của cơ thể là một trạng thái sinh lý không bình thường  gây ra do tác động của các yếu tố bất lợi của môi trường bên ngoài hay bệnh trong cơ thể, các yếu tố này gọi là các tác nhân gây nên stress, khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi, các tác nhân stress mà cơ thể không duy trì được cân bằng nội môi thì con vật sẽ lâm vào trạng thái stress và phải trải qua quá trình stress để tiến tới thích nghi với ngoại cảnh mới. Stress nhiệt có thể gây ra các biểu hiện như sốt, bỏ ăn, tăng nhịp thở, uống nhiều nước, nằm ép bụng xuống sàn chuồng hoặc đằm tắm trong nước.

Đối với heo thịt, vỗ béo

  • Heo giảm ăn hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước, toàn thân ửng đỏ, heo lờ đờ, thở dốc
  • Stress làm cho heo bị suy kiệt, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và năng suất của đàn lợn.

Đối với heo nái hậu bị và nái sau cai sữa chờ phối

  • Đối với heo nái hậu bị: Heo chậm lên giống, biểu hiện động dục không rõ ràng, thời gian động dục ngắn
  • Đối với lợn nái trong giai đoạn phối: Heo không đạt hưng phấn trong khi phối, thời gian phối giống ngắn, số lượng trứng rụng ít. Nhiệt độ bên trong cơ thể lợn nái quá cao có thể làm chết tinh trùng và trứng làm cho tỉ lệ con sinh ra thấp.

Heo nái mang thai

Stress nhiệt trên heo gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển của thai và gây lốc, xảy thai tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của bào thai.

Heo nuôi con

  • Sữa ít, chất lượng sữa giảm
  • Heo con không đồng đều, sức đề kháng kém, dễ bị tiêu chảy
  • Heo nái cáu kỉnh, hay cắn con và đè chết con.
  • Heo nằm sấp bụng, không cho lợn con bú

Ảnh hưởng đến heo nọc

  • Heo nọc lười phối giống, số lượng cũng như chất lượng tinh dịch giảm.
  • Với những heo nọc phối giống bằng cách nhảy trực tiếp, stress nhiệt làm giảm tính hăng của heo nọc, giảm thời gian phối giống do đó hiệu quả phối giống không cao.
  • Nếu heo nọc bị stress nhiệt trong thời gian dài, thì rất lâu sau, khi nhiệt độ môi trường trở lại bình thường, khả năng sinh dục của lợn nọc mới hồi phục hoàn toàn.
  • Nhiệt độ tốt nhất để lợn nọc hoạt động là 21OC, mức nhiệt độ để lợn hoạt động bình thường là 29OC.
stress nhiet tren heo 3
Những ảnh hưởng khôn lường khi heo bị stress nhiệt

Một số các biện pháp để hạn chế stress nhất là trong nuôi dưỡng

Stress nhiệt là một vấn đề thường gặp trong chăn nuôi heo, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới như Việt Nam. Stress nhiệt có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho heo, bao gồm giảm ăn, giảm tăng trọng, tăng tỷ lệ mắc bệnh, thậm chí là chết. Để giảm stress nhiệt cho heo, người chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp sau:

Chọn con giống

Cần phải chọn những giống có khả năng thích ứng cao với điều kiện ngoại cảnh, thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi thú y, chủ động phòng và loại trừ các yếu tố gây stress chẳng hạn như: Khi trời mưa cần che chắn chuồng nuôi có hệ thống sưởi cho gia súc non, tăng thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng cho đàn heo, đồng thời cần phải tăng thành phần dinh dưỡng và một số thức ăn có khả năng chống stress như các vitamin A, Vitamin D3, Vitamin B12, Vitamin B2, Vitamin E, Vitamin K.

Kiểm tra toàn bộ chuồng nuôi

Kiểm tra hệ thống cách nhiệt trên mái nhà, nó có thể hư hỏng theo thời gian. Cách nhiệt tốt giúp chuồng nuôi luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Nếu khu vực chuồng heo đẻ tiếp giáp với chuồng heo thịt, nên đóng kín cửa lại tránh làm tổn thất nhiệt sang khu vực chuồng đẻ. Nhiệt độ của khu vực chuồng đẻ cũng nên được kiểm soát và điều chỉnh cho phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của heo con.

Đảm bảo chuồng trại thoáng mát

Chuồng trại cần được thiết kế đảm bảo thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Có thể sử dụng mái che, quạt thông gió, hoặc phun sương để làm mát chuồng trại. Nhiệt độ chuồng nuôi luôn đảm bảo từ 22- 25ºC; ẩm độ < 75%. Hạn chế tối thiểu sự dao động nhiệt độ trong chuồng nuôi: dùng nhiệt kế và ẩm kế để trong chuồng để theo dõi. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn 25ºC thì có thể phun nước lên mái, phun ở dàn mát…còn nếu ẩm độ xuống thấp quá thì có thể bố trí các vòi phun sương trong chuồng.

Cung cấp đầy đủ nước uống cho heo

Heo không thể đổ mồ hôi để giải nhiệt, do đó nước uống là nguồn cung cấp nước chính cho heo trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Người chăn nuôi cần đảm bảo cung cấp đầy đủ nước uống cho heo, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng.

Bổ sung điện giải cho heo

Khi bị stress nhiệt, heo thường bị mất nước và điện giải. Do đó, việc bổ sung điện giải cho heo là cần thiết để giúp heo bù đắp lượng nước và điện giải bị mất. Có thể bổ sung điện giải cho heo bằng cách pha loãng với nước uống hoặc cho heo ăn trực tiếp. Cung cấp điện giải và VTM C hàng ngày vào nước cho heo uống: Sử dụng điện giải, VTM C hoặc gluco KC. Pha theo đúng liều hướng dẫn.

Bổ sung chất chống oxy hóa cho heo

Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do stress nhiệt. Có thể bổ sung chất chống oxy hóa cho heo bằng cách cho heo ăn các loại thức ăn giàu chất chống oxy hóa như trái cây, rau củ, hoặc sử dụng các chất bổ sung có chứa chất chống oxy hóa.

Tăng cường sức đề kháng cho heo

Sức đề kháng tốt giúp heo chống chịu tốt hơn với stress nhiệt. Người chăn nuôi cần đảm bảo cho heo ăn uống đầy đủ, tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine, và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh. Ngoài ra, người chăn nuôi cũng cần theo dõi sát sao tình trạng của đàn heo để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh.

stress nhiet tren heo 4
Gọi điện thoại
0971.680.333
Chat Zalo